Bí quyết quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên tiết kiệm và hiệu quả
“Học tập, sinh hoạt và tham gia các hoạt động là một phần không thể thiếu của sinh viên”
Hầu hết các bạn trước khi bước vào ngưỡng cửa của sinh viên luôn nghĩ và ao ước rằng mình sẽ được tự do, độc lập, có một căn phòng “decorate” trang trí theo sở thích của bản thân, thích ăn, thích ngủ, thích chơi lúc nào tuỳ ý theo bản thân mình. Tuy nhiên; cuộc sống sinh viên thường sẽ gặp những vấn đề khó khăn về tài chính, bạn phải cân đong đo đếm giữa những điều muốn có và khả năng chi tiêu nên có thể dễ xảy ra tình trạng như “cháy túi” vào cuối tháng
Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?
Quản lý tài chính cá nhân là kĩ năng quản lý tiền của bản thân một các hợp lý, sử dụng “tiền” phù hợp theo nhu cầu cần thiết, mục tiêu cá nhân, dự định của tương lai,…tuỳ theo khả năng quỹ các nhân. Bên cạnh đó bạn cần có một khoản dự trù dành cho các trường hợp rủi ro không lường trước.
Các bí quyết giúp sinh viên quản lý tài chính các nhân hiệu quả:
Tiết kiệm chi phí thuê phòng trọ
Ắt hẳn sinh viên lúc nào cũng gắn liền với nhà trọ. Và đây chính là chi phí luôn cố định mà sinh viên cần phải đối mặt hằng tháng. Để tiết kiệm và giảm chi phí tiền trọ xuống các bạn có thể ở ghép với nhiều người hoặc ở kí túc xá. Việc ở ghép nhiều người ngoài việc giảm chi phí tiền phòng cho các bạn còn giúp bạn chăm sóc lẫn nhau khi gặp phải khó khăn, ốm đau, bệnh tật,…Khi tìm phòng trọ, bạn cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng, so sánh mức giá giữa các bên cho thuê, bao gồm cả các khoản phụ phí như: tiền mạng internet, giá điện, giá nước, tiền vệ sinh… để tiết kiệm nhất.
Trường Cao đẳng Công Nghệ Ngoại Thương là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao; sáng tạo, đột phá tư duy và có thể nghiên cứu ứng dụng trong thực tế; phương pháp định hướng dạy và học mới, coi trọng chất lượng đào tạo là vấn đề cốt lõi. Ngoài ra, Trường rất quan tâm đến đời sống của sinh viên, Kí túc xá Trường là điều kiện tốt nhất với đầy đủ tiện nghi phục vụ cho các bạn sinh viên tiện lưu trú và sinh hoạt, điều quan trọng là Trường miễn phí 100% phí dịch vụ lưu trú toàn khoá học cho các bạn sinh viên. Đây là cơ hội tốt cho các bạn sinh viên chú tâm học tập, đỡ đi phần gánh nặng.
Tiết kiệm sách vở, giáo trình
Trên thực tế, giá bán các cuốn giáo trình là rất cao, thậm chí những cuốn sách tham khảo còn có thể lên tới 100.000 – 200.000 đồng. Tiền mua sách vở, giáo trình cho mỗi môn học tuy nhỏ, nhưng khi cộng gộp lại tất cả các môn học thì lại là một khoản tiền lớn. Ngoài ra, sách lại chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn, đến khi kết thúc môn học đó. Chính vì vậy, bạn có thể tìm đến các giải pháp hữu ích hơn để tiết kiệm như: mượn giáo trình từ thư viện, xin giáo trình, tài liệu tham khảo từ các anh chị khóa trên, mua lại sách giáo trình cũ… Khi học bạn cũng nên giữ gìn sách giáo trình để sau khi học xong có thể tặng lại hoặc là bán lại cho các bạn khóa sau.
Hạn chế việc học lại
Việc học lại là một tình trạng rất phổ biến của các bạn sinh viên hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc này là do chưa chú trọng học tập, đi học như đi chơi. Thông thường, học phí học lại, sẽ cao hơn 1,5 – 2 lần so với học phí lần đầu nên nếu không thi qua môn, sinh viên sẽ tốn thêm rất nhiều tiền để học lại. Trong khi đó, nếu bạn chú trọng việc học ngay từ đầu, kết quả học tập tốt thì đã có thế tiết kiệm chi phí học lại. Thậm chí nếu kết quả học tập của bạn đủ xuất sắc, bạn vừa có thể nhận được học bổng của trường, lại vừa tự trang bị cho mình một bảng điểm đẹp.
Tự nấu ăn thay vì ăn hàng, hạn chế tụ tập tiệc tùng
Chi phí các loại đồ ăn, đồ uống chế biến sẵn bên ngoài khá cao so với mức sống của một sinh viên. Ngoài ra, đồ ăn bên ngoài thường không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên dễ đe dọa đến sức khỏe của bạn. Điều đó dẫn đến các bệnh về đường ruột, dạ dày, thiếu chất,…dần về sau sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng học tập, công việc của các bạn.
Đi làm thêm để tăng thu nhập
Bên cạnh các biện pháp tiết kiệm thì việc tạo thêm nguồn thu nhập cũng là một cách hiệu quả để quản lý tài chính cá nhân. Các bạn nên cân nhắc thời gian học và thời gian làm thêm làm sao cho hợp lý, vừa đảm bảo việc học và sức khoẻ của chính mình. Dù biết tiền cũng rất quan trọng để duy trì cuộc sống, tuy nhiên bạn nên phải biết rằng mục đích chính, quan trọng nhất của bạn trong giai đoạn này là việc học. Việc làm thêm không chỉ đem lại cho các bạn nguồn thu mà còn giúp bạn mở rộng được các kiến thức mềm và vốn hiểu biết các mối quan hệ xã hội,…
Tính toán trước các khoản chi phí cố định
Bạn nên lập ngân sách chi tiêu để có có thể phân chia một cách khoa học các khoản thu chi hàng tháng. Việc này cũng sẽ giúp bạn hình thành được kỹ năng quản lý chi tiêu lành mạnh. Thói quen này sẽ giúp bạn có thể dự phòng được các khoản chi phí cố định, không bị động trước các khoản chi.
Ngoài ra sinh viên có thể chia tổng số tiền hàng tháng thành các quỹ nhỏ. Chẳng hạn, sinh viên có thể chi 60% số tiền cho nhu cầu thiết yếu (ăn uống, đi lại, học tập), 20% đầu tư nâng cao giá trị bản thân (học kỹ năng mới), 10% tiết kiệm cho quỹ dài hạn (thuốc men, đau ốm), 10% còn lại chi tiêu cho giải trí cá nhân. Bên cạnh đó, sinh viên để tiền trong tài khoản và rút ra chi tiêu khi cần thay vì cầm nhiều tiền mặt cũng là phương pháp hiệu quả.
Phương pháp Quản lý tài chính cá nhân 50/30/20
Các bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:
- 50% tổng thu nhập cho nhu cầu thiết yếu: Những khoản chi cố định như tiền điện, nước, xăng xe, ăn uống hoặc thuê nhà…Để xác định được gần chính xác nhất các khoản này, bạn có thể theo dõi hóa đơn, lịch sử chi của các tháng trước.
- 30% tổng thu nhập cho chi phí linh hoạt: Những khoản chi cho mục này bao gồm: mua sắm, chi phí phát sinh, giải trí… Nếu có thể bạn nên hạn chế chi tiêu ở khoản này vì suy ra đây không phải là mục chi tiêu thiết yếu và đôi lúc bạn chỉ đang mua sắm theo cảm tính của mình mà thôi.
- 20% còn lại cho tích lũy: Đây là khoản tiền mua được sự yên tâm cho bạn và gia đình. Tuy nhiên nếu tình hình tài chính chưa quá ổn định, bạn có thể cân nhắc thử nghiệm trước khoảng 10 hoặc 15%, sau đó tăng dần lên. Nếu nhóm chi phí linh hoạt được giảm bớt, nhóm tích lũy của bạn sẽ có thể được tăng lên.
Trường Cao đẳng Công Nghệ Ngoại Thương tuyển sinh các lớp chinh quy và liên thông cho tất cả các đối tượng (đủ điều kiện)
Chi tiết xin liên hệ:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ NGOẠI THƯƠNG
Địa Chỉ: 42-46 Phan Châu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 093 485 55 46
Email: caodangngoaithuong@gmail.com
Văn phòng tiếp nhận hồ sơ:
* 42-46 Phan Châu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
* 116 Nguyễn Huy Tưởng, Quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng
- NHỮNG ẤN TƯỞNG SÂU SẮC Ở VIỆT NAM KHIẾN DU KHÁCH QUỐC TẾ MÊ MẨN MỖI KHI GHÉ THĂM
- Tuyển sinh Lớp Đào tạo nghề Công chứng tại Đà Nẵng
- Lá thư thứ 48 – Giải bạn đọc bình chọn
- Lễ công bố Quyết định đổi tên trường và Bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo Trường Cao đẳng Công nghệ – Ngoại thương
- Kinh doanh Xuất nhập khẩu là gì? cơ hội việc làm như nào?